IT Outsourcing - Hướng đi chung, thách thức riêng
Những năm gần đây, IT Outsourcing (tạm dịch là “Dịch vụ xuất khẩu phần mềm”) đang bùng nổ mạnh mẽ, không chỉ ở các cường quốc gia công như Trung Quốc hay Ấn Độ, mà còn ở các quốc gia đang trên đà phát triển như Việt Nam, Philippines… Tuy nhiên, tại thị trường IT Outsourcing đang nở rộ và ngày càng đi đến bão hòa trong khi vẫn còn nhiều hạn chế chưa được giải quyết triệt để này, bài toán đặt ra là, doanh nghiệp phải làm thế nào để bứt phá và khẳng định được vị thế nổi bật?

Nhìn nhận thị trường

Hiện nay, nói đến IT Outsourcing thì không thể không kể đến các “ông lớn” như Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, do tình hình chính trị và biến động giá cả tại hai thị trường này, trong những năm gần đây, thị trường Outsourcing đã có sự dịch chuyển sang khu vực Đông Nam Á, điển hình nhất là hai quốc gia Việt Nam và Philippines.

Trong khi Philippines là điểm đến của rất nhiều các công ty Âu-Mỹ do khả năng tiếng Anh và sự tương đồng trong văn hóa, Việt Nam lại là đối tác đáng tin cậy cho các doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng và châu Á nói chung. Trong năm 2017, Việt Nam xếp thứ 6 trong 55 quốc gia về sức hấp dẫn trong gia công xuất khẩu phần mềm, theo hãng tư vấn AT Kearney.

Những năm gần đây, số doanh nghiệp IT Outsourcing tại Việt Nam đang tăng nhanh. Năm 2015, đã có tới hơn 1,000 doanh nghiệp và 80,000 nhân sự tham gia vào lĩnh vực này. Các doanh nghiệp lớn 100% vốn Việt Nam có thể kể đến như FPT, CMC, Tinh Vân… Các doanh nghiệp có vốn nước ngoài có CO-WELL, Framgia, Cybersoft…

Lợi thế và thách thức với thị trường IT Outsourcing Việt Nam

Với hơn 90 triệu dân và độ tuổi trung bình dưới 30, Việt Nam tự hào là quốc gia có dân số trẻ, số sinh viên tốt nghiệp mỗi năm là hơn 40.000 người  và tiếp tục tăng nhanh. Sinh viên Việt Nam với tư duy mạnh về khối tự nhiên, phù hợp với ngành IT; trong khi khả năng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Nhật được đánh giá tốt. Đào tạo về CNTT cũng đang được chú trọng. Hơn nữa, các doanh nghiệp phần mềm tại Việt Nam được chính phủ tạo điều kiện với các ưu thế không thể chối bỏ.

Tuy vậy, cũng có những thách thức, yếu kém dễ dàng nhận thấy như: sự thiếu hụt lượng nhân sự giỏi “giao tiếp”. Vấn đề giao tiếp không chỉ nằm ở ngôn ngữ, kỹ thuật mà còn ở việc hiểu nghiệp vụ kinh doanh, văn hóa. Và những điểm này thì Việt Nam chưa phải là quốc gia được đánh giá cao. Ngoài ra, cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng như nội địa đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm ra cách thức làm mới bản thân, tạo giá trị khác biệt.

Nhận định lợi thế và thách thức với thị trường IT Outsourcing Việt Nam (Ảnh minh họa)
Nhận định lợi thế và thách thức với thị trường IT Outsourcing Việt Nam (Ảnh minh họa)

Làm thế nào để tạo giá trị khác biệt đó?

Đừng đặt giới hạn nào cho Outsourcing. Thay vì chỉ gia công một phần theo như ý khách hàng, doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc tư vấn, trao đổi trực tiếp và làm rõ yêu cầu cho khách hàng, cho đến triển khai và bàn giao sản phẩm.

Ngoài ra, cần cải thiện thể chế bằng việc kết hợp sử dụng nhân sự nước ngoài và trong nước, khắc phục các yếu kém về giao tiếp, trong khi đó vẫn đảm bảo tối ưu chi phí và hiệu quả.

Không chỉ vậy, cần tăng cường hợp tác và đào tạo nội bộ nhằm tạo ra đội ngũ nhân sự đạt chuẩn kiến thức, ngoại ngữ cũng như kỹ năng.

Bên cạnh thực hiện các dự án Outsourcing, doanh nghiệp cần tập trung nghiên cứu, phát triển và sở hữu sản phẩm mang tên mình. Việc đầu tư vào nghiên cứu, phát triển công nghệ mới cũng có tầm quan trọng ngang với việc duy trì và phát triển Outsourcing.

Cuối cùng, sự nhanh nhạy trong việc mở rộng thị trường cũng là một yếu tố tối thiết. Tập trung vào các thị trường mũi nhọn với “cầu” cao như Mỹ, Nhật, Hàn… là xu hướng cũng đồng thời cũng là thách thức cạnh tranh. Việc tìm tòi và đặt quan hệ hợp tác với các thị trường mới cần được thực hiện triệt để.

CO-WELL, công ty 100% vốn Nhật Bản với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh Gia công xuất khẩu phần mềm, tự tin là một doanh nghiệp với những khác biệt và đáp ứng được những yêu cầu kể trên. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, khẳng định rõ ràng vị thế trên thị trường IT Outsourcing, CO-WELL tự tin cung cấp các dịch vụ - giải pháp  trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế. Đáp ứng được yêu cầu khắt khe và thị trường khó tính như Nhật Bản, CO-WELL đã trở thành đối tác đáng tin cậy của nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước như: GDO, AEON.com, Diamond Head, JAST, JMAST, TSUTAYA, Amanaimages, IDOM Inc, Usami, WeatherNews, Kokuyo, Allied Architects, Heineken, LeBros, TVAd…

Nhận định lợi thế và thách thức với thị trường IT Outsourcing Việt Nam
Các kỹ sư Nhật-Việt tại CO-WELL trao đổi về dự án

Tập thể cán bộ nhân viên CO-WELL
Tập thể cán bộ nhân viên CO-WELL

Một minh chứng rõ rệt cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của tập thể hơn 400 cán bộ nhân viên trong suốt 10 năm qua là năm 2018, dịch vụ IT Outsourcing của CO-WELL đã vinh dự nhận giải thưởng Sao Khuê - cho hạng mục “Dịch vụ gia công xuất khẩu phần mềm”. Định hướng trở thành một Công ty Công nghệ hàng đầu, CO-WELL tin tưởng rằng, giải thưởng Sao Khuê 2018 sẽ là bước đệm để tạo đà cho việc song song cung cấp các giải pháp – dịch vụ mới với tính năng vượt trội trên toàn cầu và phát triển Outsourcing mạnh mẽ hơn.

CO-WELL vinh dự nhận giải thưởng Sao Khuê 2018 cho hạng mục Dịch vụ gia công xuất khẩu phần mềm
CO-WELL vinh dự nhận giải thưởng Sao Khuê 2018 cho hạng mục “Dịch vụ gia công xuất khẩu phần mềm”

Xem thêm thông tin về CO-WELL tại:
Website: http://www.co-well.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/CowellAsia/


Theo NSS

Tin mới
Thiết kế & tài trợ bởi VNPT